Hành trình của một Trader
  • TỰ HỌC FOREX
  • BROKERS
  • KINH NGHIỆM GIAO DỊCH
  • NEWS
  • GIỚI THIỆU
No Result
View All Result
Hành trình của một Trader
  • TỰ HỌC FOREX
  • BROKERS
  • KINH NGHIỆM GIAO DỊCH
  • NEWS
  • GIỚI THIỆU
No Result
View All Result
Hành trình của một Trader
No Result
View All Result
Trang chủ Kinh nghiệm giao dịch

Gồng lỗ trong giao dịch Forex: Nên hay Không?

viết bởi IZIFX
27/09/2021
trong Kinh nghiệm giao dịch
Gồng lỗ trong giao dịch Forex: Nên hay Không?

Gồng lỗ trong giao dịch Forex: Nên hay Không?

Gồng lỗ đến mức cháy tài khoản, lỗ thì gồng, lời thì chốt non, còn thở là còn gỡ,… là những châm ngôn chúng ta nghe đến rất nhiều trong Forex dù chúng rất tiêu cực. Vậy nên hay không nên gồng lỗ trong Forex?

Chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời ở bài viết này!

Nội dung bài viết

  1. Gồng lỗ trong giao dịch Forex là gì?
  2. Bạn có đang gồng lỗ không?
  3. Những tác hại của việc gồng lỗ
  4. Có nên gồng lỗ không? Bạn nên làm gì khi cháy tài khoản?

Gồng lỗ trong giao dịch Forex là gì?

Gồng lỗ trong Forex là việc mà nhà giao dịch giữ lệnh dù lệnh đó đang đi theo hướng thua lỗ với hy vọng giá sẽ quay đầu. Việc gồng lỗ thường xỷ ra khi nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm hoặc những nhà đầu tư chấp nhận rủi ro để đạt được lợi nhuận trong dài hạn.

Nếu bạn không phải nhà đầu tư dài hạn và không có nhiều vốn thì không nên cố gồng lỗ vì phương pháp này sẽ khiến bạn bị cháy tài khoản.

Bạn có đang gồng lỗ không?

Hầu như rất ít nhà giao dịch có thể kiềm chế trước bản năng “Lỗ thì gồng, lãi chốt non”.

Với suy nghĩ, thị trường sẽ sớm quay đầu, nếu đợi thêm một lúc, biết đâu lại lời. Chính vì thế, khi thị trường mới đi theo hướng ngược lại với những gì bạn mong đợi, bạn vẫn cố gắng chấp nhận.

Ngược lại, khi lệnh vừa có một ít lợi nhuận, bạn là muốn chốt lệnh càng sớm càng tốt vì lo sợ thị trường sẽ quay đầu.

Một số biểu hiện cho thấy bạn có xu hướng gồng lỗ như sau:

  • Không đặt Stop Loss, Take Profit cho mỗi lệnh giao dịch
  • Luôn theo dõi và nhìn chăm chú vào biểu đồ để không bỏ lỡ điều gì trên thị trường.
  • Khi lỗ bạn không đóng lệnh ngay mà cố đợi đến khi thị trường quay đầu

Những tác hại của việc gồng lỗ

Tác hại lớn nhất và thấy rõ nhất tất nhiên là thua lỗ và mất tiền. Cố gắng gồng lỗ chỉ khiến bạn thua nhiều hơn.

Nặng nề hơn cả thua lỗ là cháy tài khoản. Cháy tài khoản xảy ra khi số dư tài khoản của bạn trở về con số 0 và bạn không thể mở lệnh mới.

Một tác hại khác ít ai để ý, gồng lỗ sẽ tạo thành thói quen xấu trong giao dịch. Bạn sẽ không biết cách phân tích đúng, cũng như không biết cách sử dụng các lệnh dừng lỗ, áp dụng tỷ lệ R:R vào quản lý rủi ro,…

Gồng lỗ trong giao dịch Forex: Nên hay Không?
Gồng lỗ trong giao dịch Forex: Nên hay Không?

Cuối cùng, việc thua lỗ, cháy tài khoản, theo dõi biểu đồ liên tục sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và tốn rất nhiều thời gian. Vì vậy, trước khi đốt sạch tài khoản của mình, hãy bỏ túi ngay một số lời khuyên dưới đây để tạo nên thói quen giao dịch tốt hơn.

Có nên gồng lỗ không? Bạn nên làm gì khi cháy tài khoản?

KHÔNG NÊN gồng lỗ, tất nhiên là thế. Thay vì cố gắng chịu lỗ và hy vọng hão huyền giá sẽ quay đầu và đem lại lợi nhuận, hãy áp dụng một số cách dưới đây để cải thiện giao dịch hơn.

Chấp nhận lỗ

Điều đầu tiên nhưng cực kỳ quan trọng là bạn phải học cách chấp nhận thất bại, chấp nhận sai lầm. Chỉ khi đó các nhà đầu tư mới học được cách cắt lỗ. Trên thực tế, nhiều người luôn hối tiếc về số tiền đã mất của họ, vì vậy họ luôn tìm cách chịu đựng tổn thất của mình với hy vọng lấy lại được. Nhưng điều này gần như không thể vì bạn đang đi ngược lại xu hướng.

Ngoài việc không thể lấy lại số tiền đã mất, bản thân bạn sẽ rơi vào trạng thái tiêu cực, đau khổ, hoang mang, sợ hãi… Hối hận về số tiền bạn đang mất. Và khi những cảm xúc như thế này bùng lên, bạn sẽ đưa ra những quyết định tồi tệ.

Do đó, khi thực hiện giao dịch, bạn nên đặt lệnh dừng lỗ và chốt lời ngay từ đầu. Vì vậy, khi thị trường đi ngược lại lệnh của bạn, bạn sẽ tự động cắt lỗ, không phải rơi vào tình trạng thua lỗ dẫn đến tài khoản của bạn bị cháy.

Thực hành dừng lỗ, chốt lời như một phản xạ. Khi bạn phải đủ can đảm để ngăn chặn sự mất mát, bạn sẽ có thể trở nên chuyên nghiệp hơn trong giao dịch.

Đừng quá tiếc cho số tiền bị mất và sau đó tìm cách để lấy lại nó, thay vào đó hãy suy nghĩ theo một cách tích cực khác rằng cho dù bạn có bao nhiêu hay ít tiền, bạn vẫn có cơ hội giao dịch và sửa chữa sai lầm của mình. Khi bạn cố gắng gồng lỗ, bạn nghĩ có thể đợi đến lúc giá quay đầu nhưng thật không may, bạn sẽ cháy tài khoản trước khi điều đó xảy ra.

Hiểu được điểm yếu của bản thân

Gồng lỗ đến cháy tài khoản là điều mà hầu hết mọi nhà giao dịch phải trải qua, vì vậy không có gì phải sợ, chỉ là sau khi thua, bạn có thể học được gì. Sau một thất bại, điều quan trọng nhất là bạn đủ tỉnh táo để tìm ra nguyên nhân gây ra sự sụp đổ của bạn. Viết ra tất cả các lý do tại sao bạn thua lỗ và nhắc nhở bản thân tránh những sai lầm này trong các giao dịch tiếp theo của bạn.

Ngưng giao dịch một thời gian

Với tâm lý tuyệt vọng, tốt nhất là các nhà đầu tư nên nghỉ ngơi và rời khỏi thị trường một thời gian. Làm điều gì đó để tạm thời quên những cảm xúc tiêu cực hiện tại, có thể chỉ là ngắn hạn. Tham gia một câu lạc bộ thể thao, hoặc đơn giản là đi xem phim. Để đánh lạc hướng bản thân khỏi những phiền nhiễu, trải nghiệm tồi tệ vừa xảy ra. Đó là một cách để điều chỉnh và cân bằng cảm xúc.

Sau khi đã ổn định và hiểu được thị trường, bạn hãy trở lại với một tâm lý vững vàng để chiến đấu một lần nữa.

Gồng lỗ trong giao dịch Forex: Nên hay Không?
Gồng lỗ trong giao dịch Forex: Nên hay Không?

Ghi chép lại những giao dịch

Lưu giữ lịch sử giao dịch của bạn là rất quan trọng. Nó sẽ giúp bạn lưu các giao dịch thất bại và bạn sẽ nhìn nhận ra nguyên nhân của những thất bại đó. Đây là một cách để bạn nhìn lại những sai lầm của mình và tránh đốt tài khoản của bạn một lần nữa với những sai lầm tương tự.

Nhật ký giao dịch cũng là một cách để giúp bạn quản lý vốn và thua lỗ. Từ đó, bạn sẽ tự xác định năng lực của mình và hướng dẫn các bước đầu tư tiếp theo.

Luyên tập giao dịch và quản lý rủi ro

Bạn bị cháy tài khoản nhưng lại khuyên bạn luyện tập giao dịch nhiều hơn? Đây không phải đang khuyến khích bạn cố chấp, mà là khích lệ bạn sửa chữa những sai lầm của bản thân.

Thay vì nạp quá nhiều tiền vào tài khoản, các nhà giao dịch Ngoại hối mới chỉ nên bắt đầu giao dịch với một lượng vốn nhỏ hoặc đăng ký trên tài khoản DEMO để hiểu thị trường, tâm lý giao dịch cá nhân và học cách giao dịch và quản lý vốn và có chiến lược giao dịch Ngoại hối cụ thể. Kiên nhẫn sẽ giúp bạn học được nhiều điều hơn là lợi nhuận tức thời.

Cuối cùng, chúc bạn giao dịch thuận lợi mà không phải gồng lỗ nữa nhé!

Bạn vừa xem xong bài viết "Gồng lỗ trong giao dịch Forex: Nên hay Không?".

Nếu còn thắc mắc cần được tư vấn thêm, hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi qua các kênh sau:

Facebook Youtube Telegram

Bài trước

Cách tạo nhật ký giao dịch Forex hiệu quả cho Trader mới

Bài tiếp

Học giao dịch với quyển sách Chết vì chứng khoán PDF

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

TỰ HỌC FOREX

  • Forex căn bản
    • Forex là gì?
      • Giao Dịch Forex Là Gì? Ưu Điểm Forex So Với Các Thị Trường
      • Tìm Hiểu Khái Niệm Và Cấu Trúc Của Thị Trường Forex
      • Forex Broker Là Gì? Phân Loại và Ưu, Nhược Điểm Của Sàn FX
      • Các loại tài khoản phổ biến trong giao dịch Forex
    • Ưu nhược của Forex
      • Ưu – Nhược Điểm Của Thị Trường Forex Ngoại Hối
      • Forex Và Chứng Khoán: So Sánh Ưu – Nhược Điểm Của Từng Thị Trường
      • Forex và Vàng: So sánh chi tiết đặc điểm – ưu – nhược điểm
      • So sánh thị trường Forex và Chứng khoán quốc tế
    • Khái niệm căn bản
      • Tổng hợp các thuật ngữ thường gặp trong thị trường Forex
      • Pip là gì trong Forex? Tính số Pip chuẩn trong giao dịch
      • Giá Bid là gì? Giá Ask là gì? Công thức tính Giá Bid và Ask
      • Lot là gì? Cách tính giá trị của 1 Lot giao dịch trong Forex
      • Spread là gì? Cách tính và tầm quan trọng của Spread
      • Ký quỹ là gì? Đòn bẩy là gì? Mối quan hệ giữa ký quỹ và đòn bẩy
    • Làm quen giao dịch
      • Các Loại Lệnh Forex Thường Được Sử Dụng Trong Giao Dịch
      • Các cặp tiền tệ trong Forex: Phân loại, kí hiệu và tính thanh khoản
      • Phiên Giao Dịch Là Gì? Các Phiên Giao Dịch Trên Toàn Cầu
      • MT4 Là Gì? Cách cài đặt và sử dụng phần mềm MetaTrader 4
      • Hướng dẫn sử dụng MT4 – Giao dịch với MetaTrader4
      • MT5 Là Gì? Hướng Dẫn Sử Dụng MetaTrader 5
  • Phân tích kỹ thuật
    • Phân tích kỹ thuật là gì?
      • Phân Tích Kỹ Thuật Là Gì? Các Chỉ Báo Thường Sử Dụng
      • Phân tích cơ bản và Phân tích kỹ thuật Forex: So sánh Ưu – Nhược điểm
      • Các dạng biểu đồ thường sử dụng trong phân tích kỹ thuật
      • Lý thuyết Dow là gì? Lý thuyết Dow có ý nghĩa gì trong Forex?
      • Hỗ trợ và kháng cự là gì? Cách xác định và ứng dụng trong Forex
    • Chỉ báo kỹ thuật
      • Tổng hợp 8 các chỉ báo phổ biến trong phân tích kỹ thuật Forex
      • Đường trung bình động là gì? Cách xác định và sử dụng MA
      • Bollinger Bands là gì? Học giao dịch hiệu quả với Bollinger Bands
      • Ichimoku là gì? Nâng cao kỹ năng giao dịch với đám mây Ichimoku
      • Fibonacci là gì? Giao dịch Forex hiệu quả với chỉ báo Fibonacci
      • Chỉ báo RSI là gì? Học cách giao dịch hiệu quả với RSI
      • MACD là gì? Các chiến lược giao dịch với chỉ báo MACD
      • Stochastic là gì? Cách giao dịch hiệu quả với Stochastic
  • Phân tích cơ bản
    • Phân tích cơ bản là gì?
      • Phân tích cơ bản là gì trong thị trường chứng khoán và Forex
      • Phân tích cơ bản và Phân tích kỹ thuật Forex: So sánh Ưu – Nhược điểm
      • Lịch kinh tế là gì? Tầm quan trọng và cách sử dụng trong giao dịch
    • Thuật ngữ phân tích cơ bản
      • Tổng hợp thuật ngữ phân tích cơ bản Forex thường gặp nhất
      • Bảng lương phi nông nghiệp là gì? NFPs cho biết điều gì?
      • FED là gì? Cục dự trữ Liên bang Mỹ đóng vai trò gì trong thị trường Forex?
      • Nắm vững Chính sách tiền tệ là gì và ảnh hưởng của nó đến thị trường Forex
      • Forex Factory là gì? Ứng dụng Forex Factory vào phân tích cơ bản Forex

TOP BROKERS

Đánh giá sàn giao dịch Exness
Mở tài khoảnReview
Đánh giá sàn giao dịch XTB
Mở tài khoảnReview
Đánh giá sàn giao dịch ICMarkets
Mở tài khoảnReview

Chúng tôi bắt đầu trang web này để chia sẻ những khó khăn mà chúng tôi đã trải qua – điều mà các nhà giao dịch mới thường gặp phải. 

 

Mục tiêu của CHÚNG TÔI là CHÚNG TA sẽ luôn có lợi nhuận ổn định. Bởi vì nó có thể thay đổi cuộc sống của bạn VÀ bởi vì chúng tôi cần tối đa hóa các nguồn thu nhập từ lĩnh vực này.

 

Cảm ơn, vì bạn đã ở đây!

Kết nối với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

  • Tự học Forex
  • Top sàn Forex uy tín
  • Kinh nghiệm giao dịch
  • Tin tức đầu tư
  • Liên hệ

Chủ đề nổi bật

  • Giao dịch Forex là gì? Ưu nhược điểm
  • Thuật ngữ thường gặp trong Forex
  • Tài khoản phổ biến trong giao dịch
  • Các lệnh Forex thường được sử dụng
  • Các cặp tiền tệ trong Forex
  • Giá Bid là gì? Giá Ask là gì?
  • Hướng dẫn sử dụng MT4
  • Hướng dẫn sử dụng MT5
  • 8 chỉ báo phân tích kỹ thuật
  • 9 thuật ngữ phân tích cơ bản

CẢNH BÁO RỦI RO

Forex và CFDs là các sản phẩm giao dịch sử dụng đòn bẩy và có rủi ro mất mát đáng kể với số vốn của bạn.

Hãy đảm bảo rằng bạn hiểu rõ những rủi ro mà bạn sẽ phải đối mặt.

Copyright © 2022 IZIFX.COM – All Rights Reserved

No Result
View All Result
  • TỰ HỌC FOREX
  • BROKERS
  • KINH NGHIỆM GIAO DỊCH
  • NEWS
  • GIỚI THIỆU

© 2022 IZIFX.COM – All Rights Reserved

Sàn
Quốc Gia
Năm
Giấy phép
Nền tảng
Đòn Bẩy
Min dep
Điểm
Link
Đánh giá sàn giao dịch Exness
Seychelles
2008
FCA, CySEC, FSA
MT4, MT5
1:2000
1 USD
9.5 ⭐
Mở tài khoảnReview
Đánh giá sàn giao dịch XTB
Poland
2002
FCA, CySec, KNF, IFSC
MT4, xStation
1:500
1 USD
9.5 ⭐
Mở tài khoảnReview
Đánh giá sàn giao dịch ICMarkets
Australia
2007
ASIC, AFSL, AFCA
MT4, MT5, cTrader
1:500
200 USD
9.5 ⭐
Mở tài khoảnReview
Đánh giá sàn giao dịch FXTM
Cyprus
2002
FCA, FSCA, FSC
MT4, MT5
1:2000
10 USD
9.5 ⭐
Mở tài khoảnReview
Đánh giá sàn giao dịch Admiral Markets
United Kingdom
2001
FCA, ASIC, CySEC
MT4, MT5
1:1000
25 USD
9 ⭐
Mở tài khoảnReview
Đánh giá sàn giao dịch TICKMILL
Seychelles
2015
FSA, FCA, CySEC
MT4
1:500
100 USD
8 ⭐
Mở tài khoảnReview
Đánh giá sàn giao dịch XM
Cyprus
2009
FCA, CySEC, ASIC, IFSC
MT4, MT5, XM WebTrader
1:888
5 USD
8 ⭐
Mở tài khoảnReview
Đánh giá sàn giao dịch FBS
Belize
2009
CySEC
MT4, MT5, FBS Trader
1:3000
1 USD
8 ⭐
Mở tài khoảnReview
Đánh giá sàn giao dịch Alpari
Mauritius
1998
IFSC, FSC, FSA
MT4, MT5, Alpari Mobile
1:1000
5 USD
8 ⭐
Mở tài khoảnReview
Đánh giá sàn giao dịch Vantage FX
Australia
2009
FCA, ASIC
MT4, MT5, Webtrader
1:500
50 USD
8 ⭐
Mở tài khoảnReview
Đánh giá sàn giao dịch FxPro
United Kingdom
2006
FCA, FSCA, CySEC
MT4, MT5, cTrader, FxPro
1:500
500 USD
7 ⭐
Mở tài khoảnReview
Đánh giá sàn giao dịch HotForex
Cyprus
2010
FCA, CySEC
MT4, MT5
1:1000
5 USD
7 ⭐
Mở tài khoảnReview
Đánh giá sàn giao dịch InstaForex
New Zealand
2007
BVI FSC, CySEC
MT4, MT5
1:1000
5 USD
6 ⭐
Mở tài khoảnReview
Đánh giá sàn giao dịch Pepperstone
Bahamas
2010
FCA, ASIC
MT4, MT5
1:500
200 USD
6 ⭐
Mở tài khoảnReview
Đánh giá sàn giao dịch FXCM
United Kingdom
1999
FCA, ASIC
MT4
1:400
50 USD
7 ⭐
Mở tài khoảnReview
Đánh giá sàn giao dịch AXI
Australia
2007
FCA, ASIC
MT4
1:400
1 USD
7 ⭐
Mở tài khoảnReview
Đánh giá sàn giao dịch Orbex
Cyprus
2010
CySEC
MT4
1:500
200 USD
6 ⭐
Mở tài khoảnReview
Đánh giá sàn giao dịch BDSwiss
Sweden
2012
NFA, CySEC, FSC, BaFin, FSA
MT4, MT5, BDSwiss WebTrader, BDSwiss Mobile
1:500
100 USD
7 ⭐
Mở tài khoảnReview
Đánh giá sàn giao dịch LiteForex
Saint Vincent and the Grenadines
2005
CySEC
MT4, MT5
1:500
10 USD
7 ⭐
Mở tài khoảnReview
Đánh giá sàn giao dịch OctaFX
Saint Vincent and the Grenadines
2011
CySEC, FSA
MT4, MT5, cTrader
1:500
100 USD
7 ⭐
Mở tài khoảnReview
Đánh giá sàn giao dịch SuperForex
Belize
2013
IFSC
MT4, SuperForex Mobile App
1:2000
1 USD
6 ⭐
Mở tài khoảnReview
Đánh giá sàn giao dịch NordFx
Vanuatu
2008
CySEC, MiFID, VFSC
MT4, MultiTerminal, NordFX Mobile App
1:1000
10 USD
7 ⭐
Mở tài khoảnReview
Đánh giá sàn giao dịch GrandCapital
Seychelles
2006
FinaCom
MT4, MT5, Webtrader, Grand Trade
1:500
10 USD
6 ⭐
Mở tài khoảnReview
Fanpage
Youtube
Telegram