Xu hướng là thứ mà trader luôn tìm kiếm để quyết định điểm vào lệnh thích hợp. Có rất nhiều cách được các nhà giao dịch sử dụng để xác định xu hướng. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một trong những chỉ báo xác định xu hướng cơ bản nhất trong phân tích kỹ thuật – Kênh giá.
Kênh giá là gì? Kênh giá được phân loại như thế nào? Cách xác định kênh giá và chiến lược giao dịch Forex hiệu quả với từng loại kênh giá… sẽ là những nội dung mà chúng ta sẽ tìm hiểu ngay sau đây!
Kênh giá là gì?
Kênh giá là một trong những chỉ báo phân tích kỹ thuật được dùng để xác định xu hướng của thị trường. Đây là một chỉ báo cơ bản để trader tìm tín hiệu mua, bán hiệu quả.

Cấu tạo của kênh giá gồm 2 đường thẳng song song. Một đường là đường trendline của mức giá hiện tại, còn đường kia được xác định bằng cách vẽ song song với đường trendline và bao lấy hầu hết các mức giá trong cùng một xu hướng.
Hai đường song song này có vai trò như hai đường hỗ trợ và kháng cự: với đường nằm trên là kháng cự và đường nằm dưới là hỗ trợ.
Các loại kênh giá
Kênh giá được phân loại dựa trên xu hướng. Có 3 loại kênh giá như sau:
Kênh giá tăng
Như tên gọi của nó, kênh giá tăng là kênh giá xuất hiện trong một xu hướng tăng. Kênh giá tăng bao gồm 2 đường xu hướng song song cùng dốc lên từ trái sang phải.
Đường phía dưới là đường trendline. Đường phía trên là đường song song với trendline và đi qua đỉnh gần nhất (đỉnh đầu tiên) của xu hướng.
Các mức giá của xu hướng sẽ nằm gọn trong hai đường này. Kênh giá sẽ bị phá vỡ khi giá giảm mạnh hoặc tăng mạnh, vượt ra khỏi đường trendline dưới hoặc trendline trên. Ngoài ra, kênh giá cũng có thể bị phá vỡ nhưng giá tiếp tục đi ngang.
Kênh giá giảm
Kênh giá giảm là kênh giá xuất hiện trong một xu hướng giảm. Kênh giá giảm bao gồm 2 đường xu hướng song song cùng dốc xuống từ trái sang phải.
Đường phía trên là đường trendline. Đường phía dưới là đường song song với trendline và đi qua đáy gần nhất (đỉnh đầu tiên) của xu hướng.
Các mức giá của xu hướng sẽ nằm gọn trong hai đường này. Kênh giá sẽ bị phá vỡ khi giá giảm mạnh hoặc tăng mạnh, vượt ra khỏi đường trendline dưới hoặc trendline trên. Ngoài ra, kênh giá cũng có thể bị phá vỡ nhưng giá tiếp tục đi ngang.
Kênh giá đi ngang
Kênh giá đi ngang xuất hiện trong một giai đoạn thị trường không có xu hướng. Lúc này, giá dao động lên xuống với các đỉnh và đáy gần bằng nhau.
Kênh giá đi ngang được xác định bằng 2 đường xu hướng chứ không phả chỉ 1 đường trendline và 1 đường song song. Kênh giá đi ngang sẽ bị phá vỡ khi giá vượt khỏi 1 trong 2 đường trend line này.
Vẽ kênh giá như thế nào?

Cách xác định kênh giá
Cách xác định kênh giá vô cùng đơn giản. Đối với kênh giá tăng hoặc kênh giá giảm. Ta thực hiện như sau:
- Xác định đường trendline
- Vẽ đường song song với trendline và bao lấy toàn bộ các mức giá
Đối với kênh giá đi ngang, ta chỉ cần vẽ 2 đương trendline nằm ngang và đi qua hầu hết các đỉnh, đáy của khu vực giá.
Các lưu ý khi vẽ kênh giá
- Nên xác định đường trendline trước rồi mới vẽ đường song song
- Đường thẳng song song với đường Trendline cần đi qua tối thiểu 2 đỉnh hoặc 2 đáy đầu tiên/gần nhất trong xu hướng.
- Không vẽ trendline theo ý kiến chủ quan của cá nhân, sẽ làm mất tính chính xác của chỉ báo
- Các mức giá không cần nhất định phải nằm trong kênh giá, nó có thể vượt ra một chút, chỉ cần không quá mạnh để phá vỡ mô hình là được.
Giao dịch Forex hiệu quả với kênh giá
Như có nói ở trên, Kênh giá có vai trò tương tự như vùng hỗ trợ và kháng cự, nên việc giao dịch cũng gần như tương tự.
Giao dịch theo xu hướng
Giao dịch theo xu hướng là tìm điểm vào lệnh khi thị trường đang đi theo một xu hướng nhất định.
Nguyên tắc giao dịch theo xu hướng như sau:
- Đối với xu hướng tăng, nhà giao dịch cần đợi cho đến khi giá đến vùng hỗ trợ để thực hiện lệnh mua, không nên đặt lệnh bán khi giá đạt đến mức kháng cự.

- Trái ngược với xu hướng tăng, khi giao dịch với kênh giá giảm các nhà giao dịch nên chờ giá vào vùng kháng cự để chuyển sang bán. Đồng thời, không nên đặt lệnh mua nếu giá di chuyển đến vùng hỗ trợ.

- Các nhà giao dịch không nên mạo hiểm giao dịch ngược xu hướng. Bởi vì trong xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm, điều chỉnh ngược xu hướng chỉ xảy ra trong ngắn hạn. Họ không đủ mạnh để đảo ngược xu hướng.
Giao dịch khi kênh giá bị phá vỡ
Sự kháng cự và hỗ trợ chắc chắn sẽ bị phá vỡ sớm hay muộn. Điều này có nghĩa là mô hình kênh giá cũng bị phá vỡ. Giá không còn nằm trong phạm vi 2 đường song song.
Không có quy tắc cố định để giao dịch khi giá phá vỡ. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn nên kết hợp kênh giá với khung thời gian dài hơn một chút. Bởi vì khung thời gian lớn, xu hướng luôn được định hình rõ ràng hơn.
Ví dụ, trên khung thời gian H4, giả sử giá đang trong xu hướng tăng. Và thường trong một xu hướng tăng lớn có những điều chỉnh giảm nhẹ. Mỗi làn sóng giảm nhẹ tạo thành một xu hướng trên các khung thời gian nhỏ hơn.
Trước tiên, bạn cần xu hướng chính trên một khung thời gian lớn. Trong trường hợp xác định xu hướng tăng trên một khung thời gian lớn, các nhà giao dịch chỉ giao dịch với tín hiệu giảm có nghĩa là bạn sẽ đặt lệnh mua.
Đối với xu hướng giảm trên khung thời gian dài, giải pháp lý tưởng cho các nhà giao dịch là giao dịch trên một tín hiệu rằng kênh tăng bị phá vỡ. Điều đó có nghĩa là tại thời điểm này, nhà giao dịch nên đặt lệnh bán. Bởi vì có khả năng cao là thị trường sẽ di chuyển từ lên xuống dưới.
Trên đây là khái niệm về kênh giá là gì và những phương pháp giao dịch hiệu quả với kênh giá. Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ không bị lúng túng khi xác định xu hướng của thị trường nữa. Chúc các bạn giao dịch thuận lợi!