Để phân tích kỹ thuật, các thông tin thị trường sẽ được tổng hợp dưới dạng biểu đồ để tiện cho việc phân tích. Có những dạng biểu đồ nào thường được sử dụng trong phân tích kỹ thuật? Đặc điểm của chúng ra sao? Cùng IZIFX tìm hiểu Các dạng biểu đồ thường sử dụng trong phân tích kỹ thuật ở bài viết dưới đây!
1. Biểu đồ nến

Biểu đồ nến còn được biết đến với tên gọi biểu đồ nến Nhật là biểu đồ tài chính được áp dụng phổ biến nhất để mô tả các biến động giá của các sản phẩm tài chính.
Trong số các loại biểu đồ thường dùng trong phân tích kỹ thuật, biểu đồ nến được sử dụng rộng rãi nhất vì sự vượt trội của nó so với các dạng biểu đồ khác. Sử dụng biểu đồ nến giúp hiển thị mức giá trực quan hơn.
Trong biểu đồ nến, mỗi cây nến sẽ cho nhà đầu tư biết 4 thông tin khác nhau bao gồm: giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất.
Mỗi nến thể hiện giá của sản phẩm tài chính trong 1 khoảng thời gian ứng với khung thời gian của biểu đồ.
Cấu tạo của một thanh nến bao gồm 2 phần có ý nghĩa như sau trong từng khung thời gian:
- Thân nến: Thể hiện biên độ chênh lệch giữa giá mở cửa và đóng cửa
- Bóng nến: điểm cao nhất của bóng nến thể hiện giá cao nhất và điểm thấp nhất của bóng nến thể hiện mức giá thấp nhất.
Ưu điểm
- Thể hiện rõ các mức dao động của thị trường trong ngày.
- 1-5 nến có thể tạo thành một mô hình nến, để phục vụ giao dịch ngắn hạn và siêu ngắn hạn.
- Khả năng áp dụng rộng rãi tại Việt Nam.
Nhược điểm
- Khá khó khăn, phức tạp cho người mới sử dụng.
2. Biểu đồ đường

Loại biểu đồ này cho đến nay được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường chứng khoán, và cũng là loại biểu đồ được sử dụng phổ biến nhất trong các ngành khoa học khác được sử dụng để mô phỏng các hiện tượng kinh tế và xã hội… Nó cũng là loại biểu đồ được con người sử dụng trong thời gian dài nhất.
Nhưng hiện nay trên thị trường chứng khoán, do sự phát triển của khoa học công nghệ, diễn biến của thị trường chứng khoán ngày càng phức tạp, vì vậy loại biểu đồ này ngày càng ít được sử dụng, đặc biệt là trên thị trường chứng khoán hiện tại.
Hiện tại, nó chủ yếu được sử dụng trên các thị trường chứng khoán mới vừa được đưa vào hoạt động trong một thời gian ngắn, khớp lệnh theo phương pháp khớp lệnh định kỳ trong mỗi phiên hoặc nhiều lần trong một phiên, nhưng mức giao dịch vẫn chưa đạt được tương tự như thị trường chứng khoán bằng phương pháp khớp lệnh liên tục.
Ưu điểm của loại biểu đồ này là nó dễ sử dụng, vì vậy nó được sử dụng trên tất cả các thị trường chứng khoán trên toàn thế giới kể từ đó. Tuy nhiên, do thị trường chứng khoán hiện đại hiện nay thường khá phức tạp nên mức độ biến động trong một thời gian ngắn khá cao, nếu sử dụng loại biểu đồ này để phân tích thì thường mang lại hiệu quả thấp trong phân tích xu hướng tương lai.
Ưu điểm
- Dễ nhận dạng và sử dụng
- Ít bị nhiễu bởi các biến động trong phiên giao dịch.
Nhược điểm
- Loại biểu đồ này hầu như không còn hiệu quả và phù hợp với thị trường chứng khoán hiện tại bởi sự phát triển phức tạp của thị trường.
3. Biểu đồ thanh

Biểu đồ thanh là biểu đồ phản ánh biến động giá của một công cụ tài chính, trong đó đỉnh của đường thẳng đứng cho biết giá cao nhất trong phiên giao dịch và đáy của đường thẳng đứng cho biết giá thấp nhất trong ngày phiên giao dịch hôm trước. Thanh ngang nhỏ ở bên trái hiển thị giá mở và thanh ngang nhỏ ở bên phải hiển thị giá đóng cửa.
Một thanh đơn đại diện cho một phiên giao dịch, có thể là một ngày, một tuần hoặc một giờ, v.v. Khi bạn nghe về “biểu đồ thanh”, bạn cần biết chắc chắn đó là khung thời gian nào thì sẽ biết 1 thanh đại diện cho khoảng thời gian bao nhiêu.
Biểu đồ thanh còn được biết đến với một tên khác là biểu đồ “OHLC”, bởi vì nó chỉ ra giá mở cửa – Open, cao nhất – High, thấp nhất – Low, và giá đóng cửa – Close của một sản phẩm nhất định.
Ưu điểm
- Cho biết nhiều thông tin tương tự như biểu đồ nến
Nhược điểm
- Không trực quan
- Khó quan sát hơn biểu đồ nến
4. Các biểu đồ khác
Ngoài 3 dạng biểu đồ chính trên, trong thị trường tài chính, khi phân tích kỹ thuật, đôi khi bạn sẽ gặp một số dạng biểu đồ khác như Biểu đồ núi. Biểu đồ núi về cơ bản được xây dụng dựa trên biểu đồ đường, và phần dưới được tô màu để hiển thị sự tăng trưởng theo thời gian của một khoản đầu tư.
Kết luận
Trên đây là những dạng biểu đồ thường gặp khi phân tích kỹ thuật. Trong đó, biểu đồ nến Nhật là dạng biểu đồ được ứng dụng trong thị trường ngoại hối nhiều nhất. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại những thông tin khái quát cho nhà đầu tư. Chúc các bạn giao dịch thành công!