Hỗ trợ và kháng cự là gì? Cách xác định và ứng dụng trong Forex

Hỗ trợ và kháng cự là công cụ phân tích kỹ thuật giúp ích rất nhiều cho nhà giao dịch khi tìm các điểm đảo chiều của xu hướng.

Cụ thể Hỗ trợ và kháng cự là gì? Chúng khác nhau như thế nào? Do đâu mà lại hình thành các vùng hỗ trợ và kháng cự? Các ứng dụng hỗ trợ và kháng cự vào giao dịch như thế nào?

Cùng nhau theo dõi lần lượt các nội dung trên ngay tại bài viết sau đây nhé!

Hỗ trợ và kháng cự là gì?

Hỗ trợ và kháng cự là các vùng giá trong quá khứ mà tại đó, thị trường đảo chiều hoặc có xu hướng chững lại trước khi tiếp tục xu hướng tăng/giảm.

Hỗ trợ và kháng cự là gì? Cách xác định và ứng dụng trong Forex
Hỗ trợ và kháng cự là gì? Cách xác định và ứng dụng trong Forex

Hành động giá có khả năng lặp lại trong tương lai là 1 quan điểm trong Phân tích kỹ thuật. Đối với vùng hỗ trợ, kháng cự cũng không ngoại lệ.

  • Ngưỡng hỗ trợ là vùng giá mà khi đó, tâm lý của các nhà giao dịch kỳ vọng giá sẽ tăng cao hơn. Tại vùng hỗ trợ, áp lực mua mạnh hơn so với áp lực bán. Hầu hết thị trường sẽ mua khi giá đang ở trong vùng hỗ trợ.
  • Ngưỡng kháng cự ngược lại, là vùng giá mà khi đó, tâm lý của các nhà giao dịch kỳ vọng giá sẽ giảm thấp hơn. Tại vùng kháng cự, áp lực bán sẽ mạnh hơn so với áp lực mua. Hầu hết thị trường sẽ bán khi giá đang ở trong vùng kháng cự

Hỗ trợ và kháng cự là công cụ hữu ích giúp nhà giao dịch:

  • Theo dõi tâm lý giao dịch của thị trường
  • Thoát lệnh nhanh
  • Xác định điểm vào lệnh
  • Xác định điểm chốt lời/dừng lỗ

Phân biệt hỗ trợ và kháng cự

Cách nhận biết đơn giản nhất của hai vùng này chính là hỗ trợ thường nằm ở các đáy còn kháng cự thường nằm ở các đỉnh.

Trong một xu hướng tăng, các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự sẽ theo chiều hướng tăng. Ngược lại, trong một xu hướng giảm, các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự sẽ theo chiều hướng giảm.

Khi một trong hai vùng (hỗ trợ hoặc kháng cự) bị phá vỡ, vùng còn lại sẽ được hình thành. Tức là hai vùng hỗ trợ và kháng cự sẽ luôn thay đổi vị trí cho nhau khi giá bị phá vỡ.

Nguyên nhân hình thành các vùng hỗ trợ và kháng cự

Khi giao dịch, có phải bạn luôn tiếc nuối những quyết định trong quá khứ? Tâm lý này chính là lý do chính khiến vùng hỗ trợ và kháng cự hình thành.

Trong quyển “Phân tích thị trường tài chính” của John Murphy có viết: “Về cơ bản, sẽ có 3 đối tượng chính tham gia thị trường gồm: người mua, người bán và những người đứng ngoài”.

Cả 3 đối tượng trên đều sẽ có hiện tượng tâm lý tiếc nuối. Giả sử thị trường đi tăng:

  • Người mua có vẻ đã đạt được lợi nhuận. Nhưng họ lại tiếc nuối tại sao không vào lệnh nhiều hơn.
  • Người bán trong trường hợp này tất nhiên sẽ tiếc nuối vì đã ra quyết định sai lầm.
  • Người đứng ngoài thị trường thì tiếc nuối vì sao mình không hành động

Cả 3 nhóm đối tượng trên khi ấy sẽ chờ thị trường quay đầu để giao dịch. Nếu tất cả 3 nhóm này đồng loạt tham gia vào thị trường khi giá ở gần mức hỗ trợ, giá sẽ tăng lên.

Vùng kháng cự tương tự như vậy.

Nếu khối lượng giao dịch tại 2 vùng hỗ trợ và kháng cự càng cao càng khẳng định độ tin cậy của các vùng giá này.

Cách xác định mức hỗ trợ và kháng cự

Với biểu đồ nến

Hỗ trợ và kháng cự là một vùng giá. Rất nhiều nhà giao dịch nhầm lẫn rằng hỗ trợ và kháng cự chỉ là một mức giá. Vì thế đã xác định sai.

Khi xác định vùng hỗ trợ và kháng cự, bạn nên lấy vùng giá chứa bóng nến làm vùng hỗ trợ kháng cự. Nếu đỉnh và đáy có nhiều nến, bạn nên lấy khoảng giá giữa giá cao nhất/thấp nhất và giá đóng/mở cửa gần nhất.

  • Vùng kháng cự sẽ là khoảng giá giữa giá cao nhất và giá đóng/mở cửa.
  • Vùng hỗ trợ sẽ là khoảng giá giữa giá thấp nhất và giá đóng/mở cửa.

Với biểu đồ đường

Biểu đồ đường giúp xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự dễ dàng hơn. Nó chỉ có 1 đường nên bạn sẽ dễ nhìn hơn khi thị trường biến động.

Cách xác định mức hỗ trợ và kháng cự
Cách xác định mức hỗ trợ và kháng cự

Đối với những nhà giao dịch mới, việc xác định vùng hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ đường trước rồi chuyển sang xác định trên biểu đồ nến sẽ dễ dàng hơn.

Vùng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng

Vùng hỗ trợ và kháng cự quanh mức giá hiện tại

Vùng hỗ trợ và kháng cự quanh mức giá hiện tại là những vùng giá sẽ tiếp cận trước tiên. Vì vậy bạn nên lưu ý những vùng này trước hết.

Cách xác định mức hỗ trợ và kháng cự
Cách xác định mức hỗ trợ và kháng cự

Ví dụ trên cho thấy những vùng kháng cự và hỗ trợ bạn nên chú ý. Các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự khác bạn chỉ nên đánh dấu (hoặc không). Bởi vì trong một khung biểu đồ, đôi khi bạn phải kết hợp rất nhiều công cụ, chỉ báo. 

Vùng hỗ trợ và kháng cự đúng khung thời gian

Vùng hỗ trợ và kháng cự phải được xác định đúng khung thời gian. Nếu bạn nghĩ rằng, đang giao dịch trên khung thời gian nào thì chỉ vẽ hỗ trợ và kháng cự trên khung thời gian đó, thì bạn nên dừng ngay suy nghĩ này lại.

Cách xác định mức hỗ trợ và kháng cự
Cách xác định mức hỗ trợ và kháng cự

Khi quan sát vùng hỗ trợ và kháng cự ở khung thời gian rộng hơn sẽ giúp bạn có quyết định giao dịch chính xác hơn.

6 Lưu ý đặc biệt về hỗ trợ và kháng cự

1. Sử dụng Hỗ trợ và kháng cự để xác định điểm vào lệnh

Hỗ trợ và kháng cự là các vùng ngưỡng nằm trên biểu đồ, đánh dấu mức tâm lý, được sử dụng để thiết lập các điểm vào và ra trên biểu đồ.

2. Không phải vùng giá nào cũng tiềm năng

Hỗ trợ là một mức thấp hơn mức giá hiện tại. Kháng cự là một mức trên mức giá hiện tại. Bất kỳ đáy nào cũng có thể được hỗ trợ và bất kỳ đỉnh nào cũng có thể là kháng cự. Nhưng không phải tất cả các vùng đều có tiềm năng, chúng chỉ thực sự hữu ích khi được thử nghiệm nhiều lần.

3. Không vẽ quá nhiều hỗ trợ và kháng cự

Đừng cố gắng quá nhiều để vẽ nhiều vùng hỗ trợ và kháng cự, hoặc tập trung vào các vùng gần nhất và tiềm năng nhất.

4. Không có vùng hỗ trợ và kháng cự chính xác

Các đường hỗ trợ hoặc kháng cự bạn vẽ không phải lúc nào cũng chạm vào mức cao hoặc thấp “chính xác” của nến Nhật. Bởi vì vẽ kháng cự và hỗ trợ không phải là một môn khoa học, nó không cần phải quá chính xác, chủ yếu dựa trên các kỹ năng của mỗi nhà giao dịch, hoặc chính xác hơn, đây là một chủ đề cần tính linh hoạt để chỉ bạn có thể cải thiện điều này dựa trên thực tiễn, kinh nghiệm chiến đấu thực tế chỉ.

5. Kết hợp Hỗ trợ và kháng cự với chiến lược Price Action

Với hình thức giao dịch xu hướng Hành động giá, sự xuất hiện của nến Pin Bar hoặc Fakey nằm ở vùng kháng cự và hỗ trợ phù hợp là một trong những chiến lược giao dịch phổ biến và được yêu thích nhất.

6. Kết hợp với các chỉ báo động lượng

Hỗ trợ và kháng cự nên được kết hợp với các công cụ giao dịch bổ sung, chẳng hạn như Chỉ báo động lượng, mô hình nến đảo chiều để loại bỏ tín hiệu nhiễu và cung cấp tín hiệu chính xác hơn để giao dịch.

Ứng dụng hỗ trợ và kháng cự vào Forex như thế nào?

Bạn có thể giao dịch trên thị trường tài chính dựa trên ngưỡng kháng cự hỗ trợ. Và bạn có thể đặt lệnh theo những cách sau:

Giao dịch tại vùng hỗ trợ và kháng cự

Đặt lệnh mua ở mức hỗ trợ và bán tại kháng cự. Đây là một đơn đặt lệnh chính xác và chắc chắn sẽ có lợi nhuận. Tuy nhiên, với phương pháp này, bạn nên chú ý đến việc thiết lập mức dừng lỗ phù hợp.

Chờ đợi thị trường quay đầu

Khi có tín hiệu nến đảo chiều ở mức hỗ trợ và kháng cự, đây sẽ là một tín hiệu tốt. Và điều này sẽ xuất hiện khá sớm vì vậy chúng ta không bỏ lỡ dự đoán xu hướng giá của thị trường.

Chờ đợi hỗ trợ hoặc kháng cự bị phá vỡ

Cách xác định mức hỗ trợ và kháng cự
Cách xác định mức hỗ trợ và kháng cự

Khi bạn nhận thấy rằng kháng cự bị phá vỡ thì hãy đặt lệnh chờ mua hoặc mua. Nếu hỗ trợ bị phá vỡ thì hãy đặt lệnh bán hoặc lệnh chờ bán.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về hỗ trợ và kháng cự và cách ứng dụng chúng vào giao dịch Forex. Hy vọng bạn sẽ luyện tập thật nhiều để giao dịch với vùng hỗ trợ và kháng cự chuyên nghiệp hơn. Chúc các bạn giao dịch thuận lợi!

Bạn vừa xem xong bài viết "Hỗ trợ và kháng cự là gì? Cách xác định và ứng dụng trong Forex".

Nếu còn thắc mắc cần được tư vấn thêm, hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi qua các kênh sau:

Facebook Youtube Telegram

Có thể bạn quan tâm

TỰ HỌC FOREX