Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật vốn là hai phương pháp phân tích cùng hỗ trợ nhau trong giao dịch Forex. Tuy nhiên, chúng ta lại bắt gặp các cụm từ “trường phái phân tích cơ bản”, “trường phái phân tích kỹ thuật”. Phải chăng hai phương pháp phân tích này có điểm xung khắc?
Để giải quyết câu hỏi trên, chúng ta hãy cùng so sánh ưu nhược điểm của phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.
Bài viết sẽ so sánh phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật theo định nghĩa, nguồn dữ liệu, trọng tâm phân tích, khung thời gian, ưu và nhược điểm…
1. Định nghĩa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật
Phân tích cơ bản

Phân tích cơ bản (Fundamental Analysis) là phương pháp phân tích hướng đi của giá các sản phẩm tài chính (Forex, CFD, kim loại, hàng hóa,…) bằng cách phân tích các yếu tố kinh tế, xã hội, tài chính, chính trị,… có liên quan.
Những yếu tố này có ảnh hưởng đến tâm lý giao dịch từ đó ảnh hưởng đến sự biến động giá cả trên thị trường.
Nói một cách đơn giản, Phân tích cơ bản Forex sẽ cho nhà giao dịch có cái nhìn tổng quát về thị trường, tránh giao dịch sai hướng.
Phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật (Technical Analysis) là phương pháp phân tích dùng các công cụ, chỉ báo kết hợp với biểu đồ để phân tích hành động giá của thị trường.
Bằng cách nhìn vào những gì đã diễn ra trong quá khứ trên biểu đồ, nhà giao dịch có thể thấy được tâm lý giao dịch, quan hệ cung cầu,… và dự đoán diễn biến tiếp theo.
Phân tích kỹ thuật cũng là phương pháp xác định giá cả của các sản phẩm giao dịch nhưng với mức độ chi tiết hơn. Tuy vậy, Phân tích cơ bản vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định.
2. Trọng tâm phân tích
Phân tích cơ bản
Trọng tâm của Phân tích cơ bản là nhắm đến sự chuyển động của thị trường. Chẳng hạn như sắp tới thị trường có khả năng tăng hay giảm, tốc độ tăng/giảm, tăng/giảm ít hay nhiều,…

Tuy cả hai phương pháp phân tích đều hướng đến một mức lợi nhuận cao, nhưng phân tích cơ bản có tính dài hạn hơn.
Phân tích cơ bản đi lý giải nguyên nhân ảnh hưởng đến tâm lý giao dịch của thị trường. Vì vậy, nếu phân tích chuyên nghiệp, bạn hầu như có thể phán đoán được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trước một sự kiện.
Phân tích kỹ thuật
Trọng tâm của phân tích kỹ thuật Forex là xác định cụ thể thời điểm thích hợp để vào lệnh, đặt stop loss, take profit, khối lượng giao dịch,…
Phân tích kỹ thuật trái với phân tích cơ bản, có tính ngắn hạn và tức thời.
Phân tích kỹ thuật thường sẽ chỉ nhìn vào những thay đổi trong tâm lý giao dịch của thị trường.
3. Nguồn dữ liệu nghiên cứu
Phân tích cơ bản
Như đã nói ở trên, nguồn dữ liệu chính của phân tích cơ bản là các tin tức. Tất cả các tin tức (kinh tế, xã hội, chính trị, …) đều có sức ảnh hưởng nhất định đến thị trường.

Một số thông tin mà nhà giao dịch sử dụng để phân tích như: lịch kinh tế, các quyết định của FED, báo cáo bảng lương phi nông nghiệp, GDP, …
Phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật hoàn toàn dựa trên biểu đồ cùng với các chỉ báo, công cụ xác định xu hướng, điểm đảo chiều,… để phân tích.
Khác với phân tích cơ bản, Phân tích kỹ thuật không tìm hiểu quá nhiều mà chỉ nhìn vào biểu đồ để đưa ra các quyết định giao dịch.
4. Khung thời gian
Phân tích cơ bản
Phân tích cơ bản nhìn vào thị trường trong dài hạn và đưa ra phán đoán cũng trong dài hạn. Các dữ liệu được sử dụng thường theo quý, năm hoặc lâu hơn.
Phân tích cơ bản cho rằng, mọi sự thay đổi bất thường trong giá thị trường chỉ diễn ra ngắn hạn, sau đó lại đi theo xu hướng chính. Vì vậy các nhà đầu tư sử dụng phân tích cơ bản thường không quan tâm đến điểm chính xác để vào lệnh, thoát lệnh.
Phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật có cả cách tiếp cận và kết quả trong ngắn hạn. Các phân tích trong phương pháp này thường chỉ xem xét trong 1 vài phút đến 1 vài tuần.
Phân tích kỹ thuật cố gắng tìm ra hướng đi cụ thể và chi tiết nhất của giá.
5. Ưu điểm
Phân tích cơ bản
- Có tính bao quát cao
- Hiểu được bản chất của thị trường
- Lý giải được tâm lý giao dịch
- Phân tích trong dài hạn
Phân tích kỹ thuật
- Có tính chính xác cao
- Tính toán được điểm vào, thoát lệnh, khối lượng giao dịch,…
- Sử dụng được các phương pháp quản lý rủi ro tự động
6. Nhược điểm
Phân tích cơ bản
- Không có tính cụ thể và chi tiết cao
- Chiến lược giao dịch và quản lý rủi ro phải do nhà đầu tư tự tính toán
Phân tích kỹ thuật
- Có cái nhìn không sâu về thị trường: chỉ nhìn vào giá mà không nhìn vào nguyên nhân của tâm lý giao dịch
- Đôi khi phân tích ngược lại với thị trường
Nên phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật?
Mặc dù hai phương pháp phân tích trên có sự khác nhau rất rõ ràng. Nhưng chúng không hề mâu thuẫn với nhau mà hỗ trợ nhau trong giao dịch.
Phân tích cơ bản là tiền đề và nền tảng giúp phân tích kỹ thuật chính xác hơn.
Phân tích kỹ thuật kết hợp với phân tích cơ bản sẽ giúp nhà đầu tư vừa có cái nhìn khái quát về thị trường, vừa xác định đúng điểm vào lệnh và thiết lặp các chỉ số khác.
Tuy cả 2 phương pháp giao dịch này đều không dễ nuốt, nhưng ngay từ bây giờ, chúng ta hãy tập một thói quen giao dịch tốt bằng cách kế hợp cả phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu về những điểm giống, khác của phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản. Chắc hẳn bạn đã biết mình nên chọn phương pháp phân tích nào rồi phải không? Chúc các bạn giao dịch thuận lợi!