Cùng với phân tích cơ bản thì phân tích kỹ thuật cũng là một phương pháp phân tích được nhiều nhà đầu tư theo đuổi. Trong bài viết hôm nay, IZIFX sẽ cùng bạn tìm hiểu Phân tích kỹ thuật là gì? Dựa trên cơ sở nào? Ưu và nhược điểm của phân tích kỹ thuật là gì? Các bước phân tích kỹ thuật cũng như các chỉ báo thường dùng trong phân tích kỹ thuật. Cùng theo dõi bài viết dưới đây!
Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật là phương pháp phân tích để dự đoán hướng đi của giá chứng khoán, Forex, tiền ảo,… trên thị trường bằng cách dựa vào những dữ liệu cũ.
Phân tích kỹ thuật là phương pháp phân tích được nhiều nhà đầu tư áp dụng nhất bên cạnh phân tích cơ bản và phân tích tâm lý thị trường.
Vì đây là cách phân tích dựa vào những gì đã diễn ra trong quá khứ, nên kết quả của phân tích không hoàn toàn chính xác. Muốn tăng thêm độ tin cậy cho phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư cần kết hợp với phân tích cơ bản và phân tích tâm lý giao dịch.
Phân tích kỹ thuật quan tâm đến hai vấn đề chính: Khung thời gian và chỉ báo kỹ thuật
Cơ sở của Phân tích kỹ thuật

Cha đẻ của Phân tích kỹ thuật là Lý thuyết Dow. Lý thuyết Dow đề cập tới những vấn đề nổi bật sau đây:
- Giá cả phản ánh tất cả các thông tin thị trường: Các nhà giao dịch theo trường phái phân tích kỹ thuật tin rằng giá cả cho biết đầy đủ các thông tin về thị trường. Giá là cơ sở hình thành cho mọi lý luận phân tích. Vì vậy, phân tích giá là trung tâm của phân tích kỹ thuật.
- Giá vận động theo xu hướng cụ thể, không phải ngẫu nhiên: Hầu hết các nhà giao dịch đều cho rằng giá lên xuống theo một xu hướng nhất định. Khi thị trường đi theo một xu hướng, sẽ dễ dàng hơn cho nhà đầu tư giao dịch theo xu hướng hoặc giao dịch ngược xu hướng.
Vậy giữa giá và xu hướng thì điều gì quan trọng hơn? Để giải quyết câu hỏi này, nhà đầu tư cần xác định được mức giá hiện tại cho biết điều gì và xu hướng trong quá khứ nói lên điều gì. Khác với phân tích cơ bản đi tìm câu trả lời cho vấn đề “Tại sao giá lại tăng/giảm?”,
Ưu – Nhược điểm của Phân tích kỹ thuật
Ưu điểm
- Xác định được hướng đi của giá trong một thị trường
- Phân tích kỹ thuật là phương pháp tốt để xác định điểm vào lệnh/ra lệnh và các lệnh dừng lỗ, chốt lời hợp lý.
- Giúp nhà giao dịch xây dựng quy tắc giao dịch cho bản thân
Nhược điểm
- Không thể đoán trước được hành vi của thị trường
- Cần kết hợp nhiều chỉ báo phân tích kỹ thuật và kết hợp phân tích kỹ thuật với phân tích cơ bản để cho ra tín hiệu giao dịch chính xác hơn.
- Phân tích biểu đồ khá khó để học.
Các bước phân tích kỹ thuật
Bước 1: Xem tổng quát biểu đồ nến
Mục tiêu của phân tích kỹ thuật là dự đoán xu hướng tương lai của giá dựa vào những diễn biến diễn qua trong quá khứ. Bạn nên xem xét xem biểu đồ bạn đang muốn sử dụng có áp dụng được hay không bằng cách xem khối lượng giao dịch.
Bước 2: Xác định xu hướng và mức hỗ trợ – kháng cự
Việc đầu tiên bạn cần làm là xác định xu hướng chung. Bạn có thể quan sát bằng mắt thường, cũng có thể kết hợp với đường Trendline, đường trung bình động kết hợp với phân tích đỉnh, đáy.
Vùng hỗ trợ và vùng kháng cự được xác định để tìm kiếm các dấu hiệu về xu hướng tăng/giảm chung.
Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng, xu hướng và các mức hỗ trợ và kháng cự trong các khung thời gian ngắn có thể mâu thuẫn với xu hướng chính. Chúng chỉ góp phần đầu chỉnh xu hướng chính.
Bước 3: Tìm hiểu mô hình ủng hộ/phản đối xu hướng
Hầu hết các xu hướng đều sẽ diễn ra theo một mô hình nào đó. Nếu xác định đúng mô hình và giao dịch theo mô hình đó thì khả năng thắng lệnh của bạn sẽ rất cao.
Bước 4: Tìm cơ hội vào lệnh
Khi đã xác định được xu hướng và mô hình, chúng ta tiếp tục tìm điểm vào lệnh thích hợp
Bước 5: Lựa chọn điểm vào lệnh, chốt lời, cắt lỗ
Sau khi xác định điểm vào lệnh, bạn cần phải xác định thêm các chỉ số khác như đặt mức chốt lời, dừng lỗ và xác định tỷ lệ rủi ro mà bản thân có thể chấp nhận được. Tất cả mọi thứ phải được lên kế hoạch rõ ràng và cụ thể đến mức nhỏ nhất.
Bước 6: Tuân thủ và cải thiện kế hoạch
Tuân thủ theo những gì đã đặt ra là cần thiết để kiểm chứng xem kế hoạch của bạn có thực sự tốt hay chưa. Trong trường hợp những kết quả mà bạn phân tích kỹ thuật chưa đạt hiệu quả giao dịch cao thì bạn nên điều chỉnh cho phù hợp, ngày càng cải tiến kế hoạch giao dịch của bản thân.
Các chỉ báo thường gặp trong phân tích kỹ thuật

Về cơ bản, có hai loại chỉ báo thường gặp trong phân tích kỹ thuật là chỉ báo sớm và chỉ báo trễ. Trong hai nhóm lại có một số nhóm thường xuyên được nhắc đến như sau:
Chỉ báo xu hướng
Nhóm chỉ báo này sẽ giúp các nhà giao dịch nhanh chóng nhận ra xu hướng thị trường, hoặc thị trường đang có xu hướng thay đổi như thế nào, đây chủ yếu là các chỉ số trễ. Một số chỉ báo thuộc nhóm này như:
- Đường trung bình động (MA).
- Đường trung bình hội tụ phân kỳ (MACD)
- Parabolic sar.
Chỉ báo xung lượng
Giúp xác định tốc độ di chuyển giá theo thời gian. Được tính bằng cách so sánh giá đóng cửa hiện tại với giá đóng cửa trước đó, thường là một đường dưới biểu đồ giá và khi phân kỳ xảy ra, nó có thể dự báo sự thay đổi xu hướng trong tương lai và thuộc nhóm các chỉ báo sớm. Một số chỉ báo thuộc nhóm này như:
- Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI).
- Chỉ báo giao động ngẫu nhiên (Stochastic).
Chỉ báo biến động
Chỉ báo này cho thấy tốc độ di chuyển xu hướng của giá. Thông thường chúng dựa trên giá cao và thấp trong quá khứ mà từ đó một vùng mua hợp lý có thể được xác định thông qua vùng đảo chiều giá. Tất cả các chỉ số này đều thuộc nhóm các chỉ báo trễ. Một số chỉ báo thuộc nhóm này như sau:
- Dải Bollinger Band (BB).
- Biên độ trung bình (ATR).
- Độ lệch tiêu chuẩn.
Chỉ báo khối lượng
Chỉ báo này cho thấy sức mạnh của một xu hướng hoặc xác nhận một xu hướng thông qua khối lượng giao dịch. Xu hướng được hình thành và xác nhận thông qua khối lượng giao dịch tăng, và chúng thường cung cấp biến động giá đáng kể và là các chỉ số ban đầu. Một số chỉ báo thuộc nhóm này như sau:
- Khối lượng Volume.
- Chỉ báo giao động chaikin.
- Chỉ báo khối lượng cân bằng.
- Tỉ lệ khối lượng thay đổi.
Kết luận
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu về phân tích kỹ thuật là gì trong giao dịch chứng khoán và ngoại hối. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm một cách phân tích và lặp kết hoạch giao dịch cho bản thân. Chúc các bạn giao dịch thành công!