RSI là một trong những chỉ báo được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích kỹ thuật Forex.
Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tất tần tật về RSI: định nghĩa RSI là gì? Ý nghĩa và cách tính, phương pháp giao dịch và những sai lầm phổ biến, cách cài đặt RSI trên MT4…
Cùng theo dõi lần lượt các nội dung trên ngay sau đây!
Chỉ báo sức mạnh tương đối RSI là gì?
Chỉ số RSI (Relative Strength Index) nghĩa là chỉ số sức mạnh tương đối. Đây là một chỉ báo động lượng dùng để đo lường mức độ thay đổi giá của sản phẩm tài chính (Forex, chứng khoán, chỉ số, crypto,…). RSI là một công cụ hữu ích trong việc xác định quá mua hoặc quá bán của mức giá.
Chỉ báo RSI được nhắc đến lần đầu bởi J.Welles Wilder trên cuốn sách Khái niệm mới trong Hệ thống giao dịch kỹ thuật (1978) và tạp chí Morden Trader (1978).
RSI cho chúng ta biết điều gì?
Để sử dụng RSI hiệu quả trong phân tích kỹ thuật Forex, đầu tiên, chúng ta hãy tìm hiểu bản chất của chỉ số này.
Như đã nói ở trên, RSI dùng để xác định thị trường đang ở trạng thái quá mua hay quá bán.
- Quá mua: bị mua quá mức (tăng quá nhiều)
- Quá bán: bị bán quá mức (giảm quá nhiều)
Bên cạnh đó, RSI còn có khả năng dự báo thời điểm thị trường sẽ quay đầu.
Wilder đã dùng mức trung bình để tính toán loại bỏ sự ngẫu nhiên mà bạn nhận được khi nhìn vào từng ngày riêng lẻ.
RSI được sử dụng nhiều nhất với chu kỳ 14 phiên giao dịch. Giá trị của RSI được chuẩn hóa từ 0 đến 100 và các đường biên tiêu chuẩn được xác định ở mức 30 và 70.
Tuy vậy, bạn có thể tự ý điều chỉnh các thông số khi sử dụng RSI tùy theo chiến lược giao dịch của mình.
Cách tính RSI
Chỉ số RSI được tính dựa trên công thức như sau:
RSI = 100 – 100 / (1 +RS)
Trong đó, RS là giá trị sức mạnh tương đối được tính bằng cách chia trung bình tăng cho trung bình giảm. Số trung bình ở đây thường được sử dụng bằng EMA (trung bình động hàm mũ)
Cách tính RSI tuy không quá phức tạp nhưng sẽ làm tốn thời gian của nhà giao dịch. Vì vậy, phần mềm MT4 đã tích hợp sẵn chỉ báo RSI trong bộ công cụ và công việc của bạn chỉ là cài đặt RSI trên MT4.
Thiết lập RSI trên MT4
Việc thiết lập chỉ báo RSI trên MT4 có thể tiến hành theo 2 cách như sau:
Cách 1:
- Mở MT4
- Menu => Insert => Indicators => Oscillators => Relative Strength Index.
Cách 2:
- Mở MT4
- Menu, danh sách Indicator => Oscillators => Relative Strength Index.




Xác định quá mua, quá bán với RSI
Trạng thái quá mua
Khi chỉ số RSI lớn hơn 70 và thấp hơn 100, thị trường đang trong trạng thái quá mua. Nếu bạn sử dụng tín hiệu quá mua mạnh hơn, chỉ số RSI có thể rơi vào vùng 80 đến 100.
Trạng thái này thường xảy ra khi thị trường đang trong xu hướng tăng. Và khi tín hiệu quá mua xảy ra, nó cho thấy khả năng cao thị trường sẽ đảo chiều.
Trạng thái quá bán
Khi chỉ số RSI rơi vào vùng từ 0 – 30, thị trường đang trong trạng thái quá bán. Tín hiệu quá bán sẽ mạnh hơn nếu RSI từ 0 – 20.
Trạng thái quá bán thường xảy ra trong một xu hướng giảm và kèm theo một tín hiệu của sự đảo chiều tăng trở lại.
Tìm hiểu thêm về phân kỳ RSI
Chỉ báo RSI có khả năng hành động ngược lại với giá. Đây gọi là hiện tượng phân kỳ RSI. Hiện tượng phân kỳ xảy ra sẽ báo hiệu cho một nguy cơ đảo chiều của thị trường.
- Phân kỳ tăng: cho tín hiệu đảo chiều tăng khi đường RSI đang tăng và thị trường tạo đáy thấp hơn.
- Phân kỳ giảm: cho tín hiệu đảo chiều giảm khi đường RSI đang giảm và thị trường tạo đỉnh mới cao hơn.
Các chiến lược giao dịch với RSI
Phân tích đa khung thời gian
Với chiến lược giao dịch RSI phân tích đa khung thời gian này, chúng ta sẽ sử dụng RSI để xác định xu hướng của thị trường trong khung thời gian lớn, sau đó mới sử dụng khung thời gian nhỏ hơn để xác định điểm vào lệnh.
Lấy khung thời gian H4 và D1 làm ví dụ, chúng ta thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định xu hướng của thị trường trên khung D1
- Nếu giá đi vào vùng quá bán, thị trường có khả năng đảo chiều từ giảm sang tăng, bạn sẽ Mua trên H4
- Nếu giá đi vào vùng quá mua, thị trường có khả năng đảo chiều từ tăng sang giảm, bạn sẽ Bán trên H4
Bước 2: Xác định điểm vào lệnh trên H4
- Tìm điểm Mua: chờ giá vào vùng quá bán trên khung H4.
- Tìm điểm Bán: chờ giá vào vùng quá mua trên khung H4.
Sử dụng RSI sau khi xác định xu hướng lớn
Giao dịch theo chiến lược này khá tương đồng với chiến lược trên. Đối với phương pháp này, bạn chỉ cần xác định xu hướng trên khung thời gian lớn. Khi muốn xác định điểm vào lệnh, bạn có thể áp dụng các chỉ báo hoặc công cụ khác
Kết hợp RSI và MA
SMA 30 và SMA 100 kết hợp với RSI sẽ trở thành một bộ lọc tín hiệu cực kỳ tốt.
Vẽ một đường RSI 50 nằm ngang trên biểu đồ để quan sát hệ thống dễ dàng hơn.
Đối với lệnh Mua
- Vào lệnh khi 30 SMA vượt qua trên 100 SMA và RSI trên 50.
- Thoát ra khi 30 SMA cắt giảm dưới 100 SMA hoặc khi RSI giảm xuống dưới 30
Đối với lệnh bán
- Vào lệnh khi 30 SMA cắt giảm xuống 100 SMA và RSI dưới 50.
- Thoát khi SMA 30 vượt qua SMA 100 hoặc khi RSI đạt 70.
Chiến lược RSI Failure Swings
RSI Failure Swings là một chiến lược được đề xuất bởi nhiều chuyên gia trong ngành ngoại hối.
Đây cũng là một chiến lược giao dịch khá độc đáo với RSI bằng cách quan sát hành động giá của đường RSI tại hai khu vực quá mua và bán.
Các bước để thực hiện chiến lược này như sau:
- Chờ RSI vào phạm vi quá mua hoặc quá bán
- Sau đó chờ RSI thoát ra khỏi phạm vi đó
- Quan sát chuyển động của RSI
- Chờ cho RSI vượt qua vùng giá CAO (hoặc THẤP) trước đó.
Kết hợp RSI và Bollinger Bands
Nếu bạn chú ý kỹ, bạn sẽ thấy rằng RSI và Bollinger Bands là 2 chỉ báo rất thú vị:
RSI là một chỉ báo động lượng, nó được thiết kế để đi trước thị trường và đưa ra tín hiệu về điều gì đó sắp xảy ra trong tương lai.
Bollinger Bands thì ngược lại vì Bollinger Bands là một chỉ báo trễ, có nghĩa là đi giá. Nó cung cấp tín hiệu xác nhận sau khi giá đã chạy.
Với Bollinger Bands, hầu hết thời gian giá luôn nằm giữa các dải trên và dưới, ngoài ra, hai Dải Bollinger hoạt động như hỗ trợ động và kháng cự.
Do đó, kế hoạch giao dịch cơ bản nhất với Bollinger Bands là Bán khi giá chạm vào dải trên và Mua khi giá chạm vào dải thấp hơn. Đối với RSI, dấu hiệu đơn giản nhất và cũng là tín hiệu điển hình của RSI là quá mua và quá bán.
Vậy ý tưởng cho sự kết hợp của RSI và Bollinger Bands là gì?
- Chờ RSI đi vào vùng quá mua hoặc quá bán
- Chờ thời điểm giá chạm vào dải trên (hoặc dải thấp hơn).
Kết hợp RSI với mô hình nến đảo chiều
Tương tự như sự kết hợp với các chỉ báo Moving Average hoặc Bolinger Bands, kết hợp RSI với mô hình nến đảo chiều cũng làm tăng đáng kể hiệu quả giao dịch, giảm thiểu tín hiệu sai so với sử dụng lẻ đơn lẻ.
Giao dịch theo chiến lược này như sau:
- Chờ đợi thị trường bước vào vùng RSI quá bán hoặc quá mua.
- Chờ cho mô hình nến đảo chiều xuất hiện.
Giao dịch phân kỳ với RSI
Phân kỳ RSI là gì? Nói một cách đơn giản, sự phân kỳ là khi giá và RSI di chuyển theo hai hướng khác nhau. Cụ thể, chúng tôi có 4 loại phân kỳ RSI.
Phân kỳ tăng
Một sự phân kỳ tăng giá là khi giá tạo đáy thấp thấp hơn nhưng RSI làm cho mức thấp cao hơn.
Khi sự phân kỳ tăng RSI xảy ra, chúng ta có thể mong đợi một sự đảo ngược tăng giá trên thị trường.
Phân kỳ giảm
Phân kỳ giảm là khi giá tạo đỉnh cao hơn nhưng RSI tạo ra mức cao thấp hơn.
Khi sự phân kỳ giảm RSI xảy ra, chúng ta có thể chờ đợi một sự đảo ngược thị trường giảm giá.
Sai lầm khi sử dụng RSI trong giao dịch
Mua trong trạng thái quá bán

Trong trường hợp thị trường tồn tại vùng quá bán trong một thời gian dài, lệnh mua sẽ không phù hợp. Tuy nhiên, bạn làm sao có thể biết được trạng thái quá bán sẽ tồn tại trong bao lâu?
Nếu xác định thị trường đang trong vùng quá bán, tốt nhất là bạn nên hạn chế giao dịch để thiệt hại.
Bán trong trạng thái quá mua

Khi bạn bán trong khi thị trường đang quá mua, trong trường hợp RSI đã ra khỏi vùng quá mua nhưng thị trường vẫn không đảo chiều thì cơ hội giao dịch của bạn sẽ rất thấp.
Tổng kết về RSI
- Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) là một công cụ tạo dao động động lượng phổ biến được phát triển vào năm 1978.
- RSI cung cấp cho các nhà giao dịch kỹ thuật các tín hiệu về động lượng giá tăng và giảm, và nó thường được vẽ bên dưới biểu đồ giá của tài sản.
- Một tài sản thường được coi là quá mua khi RSI trên 70 và quá bán khi nó dưới 30
Hy vọng những chia sẻ trên về chỉ báo RSI và cách giao dịch với RSI sẽ cho bạn thêm nhiều chiến lược giao dịch hiệu quả. Chúc các bạn giao dịch thuận lợi!